Polycarbonate đang trở thành lựa chọn hàng đầu trong các công trình kiến trúc hiện đại nhờ tính năng nhẹ, bền và linh hoạt trong thiết kế. Trong bài viết này, KNC Facade sẽ giới thiệu 10 công trình nổi bật sử dụng tấm xuyên sáng. Từ các tòa nhà thương mại đến kiến trúc dân dụng, thể hiện sự sáng tạo và tính ứng dụng cao của vật liệu này trong việc tạo ra không gian độc đáo và ấn tượng nhất hiện nay.
Polycarbonate là gì?
Có bảy loại nhựa khác nhau với nhiều công dụng riêng. Các loại này được phân loại lần đầu tiên vào năm 1988 theo Hệ thống mã hóa nhận dạng nhựa. Bao gồm: polyethylene terephthalate (PET), polyethylene mật độ cao, polyvinyl clorua (PVC), polyethylene mật độ thấp, polypropylene, polystyrene. Và nhóm “loại khác” — bao gồm các loại nhựa không thuộc sáu nhóm trước, nổi bật trong đó là polycarbonate. Đây là một loại nhựa nhiệt dẻo, polycarbonate nổi tiếng với độ bền, cứng cáp và khả năng chịu nhiệt cao. Mặc dù có trọng lượng nhẹ nhưng vật liệu này rất chắc chắn và gần như không thể phá vỡ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng polycarbonate được sản xuất từ nhiên liệu hóa thạch. Và quá trình này tiêu tốn một lượng lớn năng lượng, nên dẫn đến việc phát thải khí carbon. Mặc dù vậy, đây vẫn là một vật liệu hữu ích và khi được sử dụng hợp lý, nó còn mang giá trị thẩm mỹ cao. Trong xây dựng, polycarbonate được ứng dụng rộng rãi, đặc biệt trong các giải pháp kính phẳng, kính cong, tấm lợp và cách âm. Đặc tính trong suốt hoặc mờ của polycarbonate giúp nó trở thành lựa chọn lý tưởng để lọc ánh sáng tự nhiên và nhân tạo. Đồng thời nó cũng là một chất cách nhiệt hiệu quả. Ngoài ra, polycarbonate còn chống tia cực tím và chống cháy. Về mặt bền vững, nó có thể tái chế và tái sử dụng, góp phần bảo vệ môi trường.
10 Công trình nổi bật sử dụng Polycarbonate trong kiến trúc
1. Công trình Bradbury
Studio [Y/N] đã bao phủ tòa nhà Bradbury Works. Nơi đây là một không gian làm việc giá rẻ tại khu phố Dalston sôi động của East End London – bằng một mặt tiền tấm xuyên sáng trong mờ. Với thiết kế nhẹ và khả năng phản chiếu, mặt tiền này được làm từ các tấm Rodeca dày 40mm. Vật liệu này giúp ánh sáng tự nhiên tràn vào không gian làm việc và khu vực chung. Ngoài ra, các tấm polycarbonate còn mang lại hiệu quả cách nhiệt, tạo sự thoải mái cho không gian bên trong.
2. Shrine of Everyman
Wutopia Lab đã thiết kế Đền thờ Everyman tại Quận Chongming, Thượng Hải như một “không gian thiêng liêng dành cho mọi người”. Đền thờ này thể hiện rõ tính linh hoạt của tấm xuyên sáng. Với hơn mười ba lớp tấm polycarbonate trong suốt xếp chồng lên nhau. Từ đó giúp tạo nên một cấu trúc như đám mây mộng mơ cho đền thờ. Khi được chiếu sáng, Đền thờ Everyman trở thành một cảnh tượng cuốn hút, nổi bật với những hình khối đan xen đầy ấn tượng.
3. Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Glorya Kaufman
Trung tâm biểu diễn nghệ thuật Glorya Kaufman ở Los Angeles, do AUX Architecture thiết kế. Chúng được thiết kế bao phủ bởi một mặt tiền các tấm xuyên sáng bán trong suốt, bền chắc và phát sáng khi có ánh đèn chiếu vào. Mặt tiền này được làm hoàn toàn từ nhựa tái chế sau khi sử dụng và có thể tái chế lại sau khi hết vòng đời. Cấu trúc mặt tiền gồm các tấm xuyên sáng nhẹ dày 40mm, do EXTECH/Exterior Technologies cung cấp.
4. Mái nhà Prim
Tại Thành phố Mexico, một gian hàng trên mái nhà đã được xây dựng bằng các tấm xuyên sáng trên một khung kim loại dài hơn 50 mét (164 feet). Nằm trên mái của một cung điện từ đầu thế kỷ XX. Gian hàng hiện đại này bao phủ ba sân thượng liền kề bằng một cấu trúc liên tục. Được thiết kế bởi Productora, gian hàng sử dụng hai loại tấm xuyên sáng. Bao gồm: loại mờ để lọc ánh sáng mặt trời và loại trong suốt để cung cấp tầm nhìn ra bầu trời.
5. Trung tâm triển lãm và hội nghị MEETT Toulouse
Tòa nhà triển lãm tại Trung tâm triển lãm và hội nghị MEETT Toulouse, do OMA thiết kế. Toà nhà được bao phủ bởi các tấm xuyên sáng trong mờ của Dott. Gallina. Các tấm xuyên sáng màu xanh dày 60mm này không chỉ có khả năng cách nhiệt và cách âm, mà còn chống tia UV cực kỳ hiệu quả. Nên đảm bảo giúp công trình trở nên bền bỉ và hiệu quả trong việc bảo vệ không gian bên trong.
6. Julia Powell Hall – Cơ sở trường Runnymede
Cơ sở trường Runnymede được thiết kế bởi Rojo Fernandez Shaw. Thiết kế các lớp polycarbonate trong mờ kết hợp với tấm mạ kẽm đục lỗ bao phủ tầng trên của Nhà thi đấu thể thao Julia Powell ở Alcobendas, Madrid. Cấu trúc này không chỉ mang lại ánh sáng tự nhiên mà còn giúp hệ thống điều hòa không khí hoạt động hiệu quả và bền vững.
7. Shiver House V2
Shiver House là một gian hàng đặc biệt tại Lens, Pháp, nổi bật với 1.100 tấm lợp xuyên sáng. Các tấm lợp này được điều khiển bởi các khối đối trọng, cho phép chúng “rung” và di chuyển lên hoặc xuống khi gặp tác động từ gió, mưa hoặc tuyết. Được thiết kế bởi NEON, Shiver House V2 là phiên bản mới, tiếp nối thành công của các phiên bản trước đã được lắp đặt tại Phần Lan. Với thiết kế tập trung vào sự cải tiến và tối ưu hóa về mặt thiết kế và chức năng.
8. Phòng thí nghiệm năng lượng KIT 2.0
KIT Energy Lab 2.0, được thiết kế bởi Behnisch Architekten. Chúng sở hữu một mặt tiền đặc biệt với polycarbonate trong mờ và mái răng cưa. Qua các lớp xuyên sáng này người ta có thể nhìn thấy bóng dáng của cấu trúc gỗ bên trong tòa nhà. Các tấm xuyên sáng của Prokulit không chỉ giúp làm dịu ánh sáng tự nhiên. Mà còn tạo ra một không gian sáng sủa và dễ chịu cho các phòng thử nghiệm trong phòng thí nghiệm.
9. Polycarbonate Neverland
Tại Aranya, Tần Hoàng Đảo, Wutopia Lab đã thiết kế một không gian mà họ gọi là “Neverland dành cho trẻ em” — một nhà hàng Neverland bằng Polycarbonate. Dự án cải tạo một câu lạc bộ cũ, với các tấm polycarbonate bao phủ mặt tiền ban đầu. Tạo ra một sự kết hợp giữa phong cách biệt thự thảo nguyên và nghệ thuật trang trí đương đại, mang lại một mặt tiền trong mờ mới mẻ. Một khu vườn xanh mướt và một cầu thang uốn lượn nối liền giữa mặt tiền cũ và mới. Cầu thang màu vàng dẫn lên một “ngôi nhà bay” màu đỏ, tạo nên một hành trình kỳ diệu và đầy ảo giác.
10. Nest We Grow
Được thiết kế bởi nhóm tốt nghiệp từ UC Berkeley CED (Cao đẳng Thiết kế Môi trường) dưới sự hướng dẫn của Kengo Kuma & Associates, “Nest We Grow” tại Hokkaido, Nhật Bản, là một không gian công cộng mở. Mời gọi mọi người đến để lưu trữ, chế biến và thưởng thức các sản phẩm thực phẩm địa phương. Công trình có một khung gỗ vững chắc, được bao phủ bởi các tấm polycarbonate trong suốt. Chúng giúp cung cấp ánh sáng tự nhiên cho cây trồng và giữ ấm không gian trong những tháng lạnh. Các tấm trượt ở mặt tiền và mái nhà cho phép không khí lưu thông qua công trình, mang lại sự thoáng đãng vào mùa ấm.
Polycarbonate đã chứng tỏ vai trò quan trọng trong kiến trúc hiện đại nhờ vào những đặc tính ưu việt như độ bền cao, khả năng cách nhiệt, và tính năng chống tia UV. Những công trình nổi bật được giới thiệu trong bài viết này của KNC Facade không chỉ là minh chứng cho sự sáng tạo. Mà còn phản ánh xu hướng sử dụng vật liệu bền vững và hiệu quả trong thiết kế xây dựng. Nếu bạn đang tìm kiếm nguồn cảm hứng cho dự án kiến trúc của mình, hoặc sở hữu ngay cho mình một dự án hiện đại. Hãy liên hệ ngay qua HOTLINE của KNC Facade để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ cụ thể nhé!
CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT KẾ XÂY DỰNG KIẾN NHẬT – KNC
- Địa chỉ: A2 Lê Thị Kỉnh – Xã Phước Kiển – Huyện Nhà Bè – TP.Hồ Chí Minh
- Điện thoại: (028) 62894.999
- HOTLINE: 0919 39 63 68
- Web: Www.Kncfacade.Com